Những điều thú vị về loài cá tuyết nam cực

Loài cá tuyết nam cực (họ Channichthyidae) có hoạt động và trao đổi chất rất chậm. Chúng là nhóm động vật có xương sống duy nhất không chứa hồng cầu và sắc tố hemoglobin. Cá tuyết có hình dạng trong suốt, nặng khoảng 2kg và dài khoảng 0,6m. Trong hệ gene của cá tuyết, gene β-globin và gene α-globin bị đột biến thành gene giả, không tham gia tổng hợp hemoglobin. Cá tuyết thuộc nhóm động vật biến nhiệt. Máu cá tuyết thiếu hemoglobin giúp cá thích nghi tốt trong điều kiện sống vùng Nam cực nhiệt độ lạnh (-20C) và nồng độ O2 cao. Cá tuyết thu nhận O2 chủ yếu bằng cơ chế khuếch tán trực tiếp vào máu. Cá tuyết có diện tích mang nhỏ nên hoạt động trao đổi khí chủ yếu qua da. Một lượng lớn mạch máu nhỏ dưới da giúp cá nhận đủ O2 khuếch tán.

Loài cá tuyết nam cực (họ Channichthyidae)
Loài cá tuyết nam cực (họ Channichthyidae). Ảnh: earth.com

Dựa vào bài đọc trên để trả lời các câu hỏi bên dưới:

Câu 1: Nhiệt độ trong nước tăng thì

Câu 2: Giải thích nào sau đây đúng về sự thích nghi của loài cá tuyết?

Câu 3: Nếu bắt cá tuyết con và nuôi trong vùng biển nhiệt đới thì

[Nguồn: Đề thi mẫu đánh giá năng lực của đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2019]